Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ sử dụng tinh thể để mã hóa thông tin

Nghiên cứu toán học này  chỉ ra rằng khi một người chọn liên tiếp hai số ngẫu nhiên, số thứ hai sẽ thường có liên hệ với số trước, cho thấy rằng tỷ lệ chọn được hai số thực sự ngẫu nhiên là rất thấp. Thế nhưng bạn đừng buồn, thật ra thì máy tính cũng không tạo ra được một con số thực sự ngẫu nhiên đâu.

Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ sử dụng tinh thể để mã hóa thông tin - Ảnh 1.

Một tinh thể được tạo thành thông qua các phản ứng hóa học.

Việc tạo ra một dãy số ngẫu nhiên rất quan trọng trong ngành thiết kế hình mẫu toán học và mã hóa thông tin; số ngẫu nhiên đóng vai trò lớn  trong việc đảm bảo việc lướt web an toàn nhất có thể. Thông thường, các nhà khoa học và người tạo mã sẽ dựa vào các hiện tượng tự nhiên như phân rã hạt nhân và âm thanh trong không khí để có thể tạo ra sự ngẫu nhiên trong dãy số của họ.

Nhưng tương lai sẽ khác: lần đầu tiên, các nhà hóa học có thể sử dụng một nguồn tạo ngẫu nhiên khác, dựa vào các tính chất hóa học của vật chất. Các nhà khoa học này đã xây dựng một hệ thống robot sử dụng quá trình kết tinh để tạo ra các chuỗi số ngẫu nhiên và mã hóa thông tin. Họ vừa công bố  kết quả nghiên cứu  của mình lên tạp chí khoa học Matter.

" Chúng tôi mã hóa từ 'crytal!' nhờ trình tạo số của mình song song với một thuật toán được nhiều người biết tới ", theo lời của Lee Cronin, tác giả chính của công trình nghiên cứu này và là một giáo sư bộ môn Hóa học tại đại học Glasgow. " Chúng tôi thấy rằng thông tin của chúng tôi được mã hóa bằng một dãy số ngẫu nhiên hoàn toàn sẽ khó phá giải hơn các thuật toán thông thường, vì các hệ thống máy tính của mình có thể đoán được thuật toán và tấn công thông qua đó ."

Đây là cách nó hoạt động: dưới điều kiện thích hợp, các chất hóa học trong một dung dịch lỏng hỗn tạp có thể hợp lại thành một hình dạng đồng nhất và tập trung như các hạt tinh thể. Quá trình này bao gồm rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên, từ thời gian cho tới hình dạng của các tinh thể đó.

Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ sử dụng tinh thể để mã hóa thông tin - Ảnh 2.

Ba phản ứng hóa học khác nhau mà Cronin đã dùng

Cronin và những đồng nghiệp của mình đã thiết kế một robot đơn giản có thể nhìn được các mảng của buồng kết tinh thông qua một webcam và biến đổi những yếu tố đó thành một dãy số 0 và 1. Những nhà nghiên cứu nhìn vào ba quá trình biến đổi khác nhau và so sánh chuỗi mã hóa dành cho từ "crystal!" này với Mersene Twister, một trình tạo dãy số ngẫu nhiên thông qua các thuật toán. Không như những thuật toán thông thường được sử dụng, chuỗi số được tạo ra bởi các tinh thể này khó để có thể giải mã hơn nhiều.

Phương thức này cho thấy một biện pháp mới có thể thay đổi cho các trình tạo dãy số tự nhiên bây giờ, và theo Cronin, hệ thống của ông thậm chí còn có vài ưu điểm, như là khả năng tái sử dụng vô tận.

Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ sử dụng tinh thể để mã hóa thông tin - Ảnh 3.

Có vô số các loại tinh thể với vô số các phản ứng khác nhau - điều này sẽ khiến cho việc tạo ra một dãy số ngẫu nhiên càng dễ dàng hơn.

Cronin cũng so sánh nó với một loại hóa chất chuyên dùng để làm ấm tay - vốn hoạt động bằng quá trình kết tinh. Sau khi thiết bị này giảm nhiệt độ khi phản ứng hoàn thành, ta có thể đun nóng nó trong nước ấm nhằm tan rã các tinh thể được tạo ra để có thể sử dụng lại.

Cronin nói rằng trong các thí nghiệm sắp tới, ông muốn tăng thêm "sự hỗn loạn" bằng cách thêm các phản ứng hóa học khác trước khi bắt đầu quá trình kết tinh. Về mặt lý thuyết, một hacker có thể tạo ra một phản ứng y hệt nhằm có thể đẩy nhanh quá trình giải mã được tạo ra bởi robot của Cronin; ông nhận định rằng " một hệ thống Biên dịch với càng nhiều sự ngẫu nhiên thì càng khó giải mã ".

" Dự án này được tạo ra nhằm có thể cấu tạo nên một quá trình, phương pháp và sự kết tinh hoàn toàn ngẫu nhiên, tạo ra một dãy số hoàn hảo cho việc mã hóa ", Cronin kết luận.

Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ sử dụng tinh thể để mã hóa thông tin - Ảnh 4.

Sơ đồ cỗ máy của Cronin

Trong báo cáo nghiên cứu, Cronin và các đồng tác giả đã cho thấy rằng họ cũng có thể chế tạo một phiên bản mini của robot này nhằm có thể đưa vào các máy tính thông thường, kích hoạt khả năng có thể truy cập vào một trình tạo ngẫu nhiên thông qua quá trình kết tinh này. Thậm chí, ông nhấn mạnh rằng đây sẽ là một phương pháp chi phí hiệu quả hơn sử dụng tính toán lượng tử - tiêu chuẩn vàng cho việc cấu tạo các dãy số ngẫu nhiên.

Tuy được thiết kế cho công trình này, Cronin cũng nói rằng robot của ông có thể giúp trong nhiều dự án khác như phát triển y dược, phát hiện chất cấm hoặc phát triển các dạng pin mới.

" Hóa học là một phạm trù rộng lớn, chúng ta có thể phát triển theo nhiều hướng khác nhau nữa ", theo Cronin.

Theo VICE

Cư dân chung cư cao cấp phẫn nộ vì bảo vệ tè bậy ngay trong hầm gửi xe

Cư dân chung cư cao cấp phẫn nộ vì bảo vệ tè bậy ngay trong hầm gửi xe
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Cư dân chung cư cao cấp phẫn nộ vì bảo vệ tè bậy ngay trong hầm gửi xe

22-02-2020 - 11:57 AM Bất động sản

Cư dân chung cư cao cấp phẫn nộ vì bảo vệ tè bậy ngay trong hầm gửi xe

Trường hợp bảo vệ tè bậy dưới tầng hầm của chung cư cao cấp Capital Garden (102 Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội) đang khiến nhiều người vô cùng khó chịu và bức xúc.

Cụ thể, vào trưa ngày 21/1 khi đi xuống tầng hầm B1 của tòa nhà, anh M. phát hiện một nhân viên bảo vệ đang tè bậy nên đã chụp lại, chia sẻ hình ảnh vào nhóm kín của cư dân sinh sống trong tòa nhà để phản ánh vụ việc.

Cũng theo anh M, trường hợp này không phải lần đầu tiên xảy ra. Cách đây ít ngày, anh cũng phát hiện một bảo vệ đang đi vệ sinh ở tầng hầm B3 nhưng không kịp chụp ảnh lại nên không thể chia sẻ.

Trong nhóm cư dân, không ít người bày tỏ sự bất bình về hành vi của người bảo vệ. Bên cạnh đó, nhiều người còn bức xúc khi nhiều lần đi qua hầm đều có mùi nồng nặc, khó chịu.

Cư dân chung cư cao cấp phẫn nộ vì bảo vệ tè bậy ngay trong hầm gửi xe - Ảnh 1.

Được biết, mới đây trong nhóm kín của cư dân, một thành viên trong cộng đồng cư dân Capital Garden cũng phẫn nộ khi bắt gặp hình ảnh một người đàn ông đang tè bậy ở bồn hoa lối cửa hầm lên.

Cư dân chung cư cao cấp phẫn nộ vì bảo vệ tè bậy ngay trong hầm gửi xe - Ảnh 2.

Trước đó, cộng đồng mạng đã nhiều lần dạy sóng trước những hành động vô ý thức xảy ra tại nhiều tòa chung cư. Cụ thể hồi tháng 6/2019  tại thang máy PL06 thuộc tòa nhà CT2B, đơn nguyên 2 của chung cư Gelexia  Riverside 885 Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) người dân chung cư phát hiện bãi nước có mùi khai trên sàn thang máy đã báo cho ban quản lý tòa nhà xem xét.

Trích xuất camera an ninh, đơn vị quản lý tòa nhà phát hiện hai khách nữ đến một căn hộ tại tầng 27 của tòa nhà này chơi. Trong quá trình đi lên thang máy, một phụ nữ đã dùng mũ bảo hiểm để che camera an ninh, một người phụ nữ khác tiểu bậy xuống sàn thang máy.

Đến chiều 23-6, Ban quản lý tòa nhà đã mời chủ căn hộ có hai khách nữ đến chơi và ban đại diện lâm thời của tòa nhà để làm rõ sự việc. Sau đó, ban quản lý tòa nhà đã xử phạt chủ căn hộ trên 2 triệu đồng, mức phạt cao nhất theo quy chế quản lý tạm thời của khu chung cư này.

Cư dân chung cư cao cấp phẫn nộ vì bảo vệ tè bậy ngay trong hầm gửi xe - Ảnh 3.

Hai phụ nữ tiểu bậy trong thang máy chung cư - Ảnh cắt từ clip

Sự việc tương tự cũng diễn ra tại chung cư Moscow Tower (TPHCM) khi một người đàn ông có hành vi tiểu bậy trong thang máy A1 của chung cư này hồi năm 2019. Sau đó, người đàn ông đã phải xin lỗi về hành vi đáng xấu hổ của mình.

Cư dân chung cư cao cấp phẫn nộ vì bảo vệ tè bậy ngay trong hầm gửi xe - Ảnh 4.

Sự việc xảy ra tại thang máy A1 chung cư Moscow Tơer.

Hay mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại sự việc 1 người đàn ông tiểu bậy trong thang máy chung cư khiến nhiều người vô cùng bức xúc.

Trong clip, khi đứng một mình trong thang máy rất sạch sẽ, người đàn ông không ngần ngại đi tiểu ngay tại đó. Khi thang máy vừa mở, người này vội bấm đóng cửa và tiếp tục hành động xấu xí của mình. "Hành sự" xong, anh ta nhanh chóng ra khỏi thang máy, để lại hình ảnh vô cùng chướng mắt.

Cư dân chung cư cao cấp phẫn nộ vì bảo vệ tè bậy ngay trong hầm gửi xe - Ảnh 5.

Theo nhiều cư dân sống tại các khu chung cư, cần có những mức phạt thật nặng thích đáng cho những hành vi và cách ứng xử vô văn hóa tại các khu vực công cộng, đặc biệt là khu chung cư nơi vẫn được nhắc đến với nếp sống văn minh, sạch sẽ.

"Chúng ta cần học tập Singapore, chỉ cần xả rác bừa bãi có thể nhận mức phạt đến 100 triệu đồng. Với những hành động vô văn hóa tôi nghĩ cần có mức phạt thật nghiêm để mang tính răn đe, đem lại môi trường sống xanh, sạch, đẹp trong các khu chung cư hiện đại", chị Mỹ - một cư dân sống tại chung cư nêu quan điểm.

Thanh Ngà

Theo Trí thức trẻ

Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc Copy link

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên

Phát hiện ra "quả bom hẹn giờ" ẩn trong đất: chất hóa học công nghiệp có khả năng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và khả năng sinh sản trên người

Phát hiện ra quả bom hẹn giờ ẩn trong đất: chất hóa học công nghiệp có khả năng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và khả năng sinh sản trên người - Ảnh 1.

80 năm về trước, lần đầu tiên hóa chất tổng hợp PFAS được thả vào môi trường và hiện chúng vẫn còn chảy trong mạch nước ngầm dưới chân chúng ta. Dựa theo bản báo cáo khoa học mới từ trường đại học Arizona, loại hóa chất này có tác động xấu đến sức khỏe và chúng đang ngày một thẩm thấu xuống mạch nước ngầm từ phần đất phía trên. Khoa học ngày càng để mắt tới những tác động lên sức khỏe mà những chất PFAS gây ra.

Theo lời của Bo Guo, mức độ nhiễm khuẩn được khai báo có thể chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm" , vì đa số lượng hóa chất vẫn còn đọng trong đất. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, có tới gần 3.000 số hóa chất tổng hợp thuộc nhóm PFAS. Từ thập kỷ 1940, PFAS được sử dụng để đóng gói thức ăn, sản xuất vải chịu nước, các sản phẩm chống dính, hộp bánh pizza, sơn, bọt chữa cháy và nhiều ngành khác.

Loại hóa chất này không phân hủy trong môi trường hay trong cơ thể. Tại Hoa Kỳ, nhiều báo cáo khoa học cho thấy rằng các nguồn nước bị ô nhiễm bởi hóa chất PFAS đang ngày một nhiều việc phơi nhiễm PFAS sẽ sớm gây hậu quả tới sức khỏe.

Theo nghiên cứu , những bệnh có liên hệ tới loại chất hóa học này gồm có bệnh thận, bệnh tuyến giáp; chúng có khả năng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và khả năng sinh sản.

Phát hiện ra quả bom hẹn giờ ẩn trong đất: chất hóa học công nghiệp có khả năng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và khả năng sinh sản trên người - Ảnh 2.

"Bởi vì PFAS có trong nhiều sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp nên chúng có thể dễ dàng lẫn vào trong nước thải. Các nhà máy xử lý nước thải không được thiết kế để thanh lọc những loại hợp chất này, nên chúng sẽ còn đọng lại trong nước và được tái sử dụng. Ví dụ, lượng nước đó có thể dùng để tưới sân cỏ hoặc bơm tầng ngậm nước" , giáo sư Mark Brusseau nói.  "PFAS có thể thấm vào bùn sinh học, loại bùn được dùng làm phân bón. Từ đó ta thấy, loại hóa chất này có thể xâm nhập vào môi trường từ nhiều nguồn vào nhiều khoảng thời gian khác nhau và liên tục" .

Để có thể hiểu được cách hóa chất thẩm thấu qua đới nông (phần đất ngăn cách mặt đất và mạch nước ngầm), các nhà khoa học ở trường đại học Arizona đã thiết kế một mô hình để mô phỏng lại quá trình vận chuyển và tồn trữ hóa chất trong đất.

Phát hiện ra quả bom hẹn giờ ẩn trong đất: chất hóa học công nghiệp có khả năng ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và khả năng sinh sản trên người - Ảnh 3.

Mô hình này cho thấy rằng phần lớn hóa chất PFAS bị giữ lại ở phần đất có nước và khí tiếp xúc với nhau. Điều này khiến cho tốc độ hóa chất thẩm thấu xuống mạch nước phía dưới chậm đi đáng kể. Các nhà khoa học còn phát hiện rằng tốc độ hóa chất di chuyển chậm hơn nhiều ở đất hạt thô so với đất hạt mịn.

"Điều này có nghĩa phần lớn hóa chất PFAS vẫn bị giữ lại trong đất, và chúng đang dần thẩm thấu xuống dưới giống như một quả bom hẹn giờ" , Guo nói.

Những lần quan sát trước cho thấy trước khi chạm đến mạch nước ngầm, hóa chất PFAS chảy rất chậm khi còn ở trong đất, nhưng không ai biết nguyên nhân của hiện tượng này. Mô hình trên đã chỉ ra lý do tốc độ thẩm thấu lại chậm đến vậy.

"Điều này cho chúng ta biết nên tập trung vào đâu trong quá trình lọc nước" , Guo Biên dịch nói. "Trước mắt, chúng ta cứ chú ý vào mạch nước ngầm, nhưng thay vào đó, có phải chúng ta nên tập trung vào đất? Dù sao hầu hết lượng PFAS nằm trong đất và sẽ ở lại đó trong một khoảng thời gian rất dài. Hay là chúng ta cứ khăng khăng thanh lọc mạch nước ngầm trong hàng thập kỷ và thế kỷ tới?"

Mô hình có tác dụng với bất kỳ loại hóa chất PFAS nào, song các nhà khoa học đã dùng PFOS (Perfluorooctane Sulfonate) để thử nghiệm. Chất này có trong bọt chữa cháy và là mối quan tâm chính cần phải giải quyết. "Một trong những mục tiêu của chúng tôi trong tương lai là xây các mô hình tương tự dựa trên những địa điểm khác nhau" , Brusseau nói. "Và chúng tôi mong rằng, thông tin nó mang lại sẽ hữu ích với các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý và các nhà tư vấn môi trường khi họ lên các kế hoạch đánh giá" .

Bản báo cáo khoa học liên quan đến vấn đề này vừa được xuất bản trên tờ  Water Resources Research.

Theo ScitechDaily